Trailer phim "Hoa sữa về trong gió":
Ảnh, clip: VTV
Loại biệt thự cũ khỏi danh mục quản lý để xây khách sạn mặt hồ Gươm
Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng vừa có ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Đây là khu đất nằm cạnh hồ Gươm có diện tích hơn 2.871m2 nằm sát Hồ Gươm do Công ty CP Intimex Việt Nam đang quản lý và có 2 công trình từng nằm trong danh mục quản lý nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954 (số 30 và 32).
![]() |
Hồ Gươm nằm ở quận trung tâm Hoàn Kiếm bao quanh là các phố Hàng Khay, Hàng Trống, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Thủ đô (Ảnh Lê Anh Dũng/VietNamNet) |
Theo ý kiến của lãnh đạo Hà Nội, ngày 20/10, HĐND thành phố có văn bản về việc đưa công trình nhà số 30, 32 ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch kiến trúc đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất 22-32 phố Lê Thái Tổ.
UBND TP chấp thuận về nguyên tắc với nội dung báo cáo của Sở Quy hoạch, giao Sở này hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, thông tin rộng rãi để nhân dân biết, góp ý.
![]() |
Khu đất có 2 công trình xây dựng được đưa ra khỏi danh mục biệt thự cũ nằm cạnh hồ Gươm (Ảnh Hồng Khanh) |
Bên cạnh đó, thành phố cũng giao các sở ngành rà soát, xác định đầy đủ, chính xác nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo HĐND thành phố xem xét, điều chỉnh.
2 công trình tại nhà số 30, 32 Lê Thái Tổ nằm trong danh mục 382 biệt thự cũ xếp nhóm 2 (biệt thự có giá trị về kiến trúc), thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế trên.
Thực hiện Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn nhà ở, nhà trẻ và trường học tại số 423 phố Minh Khai
Cụ thể, ngày 17/11, UBND Thành phố (TP) Hà Nội ban hành Quyết định số 6328/QĐ-UBND chấp thuận Công ty CP TERRA GOLD Việt Nam là nhà đầu tư thực hiện dự án Tổ hợp công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn nhà ở, nhà trẻ và trường học tại số 423 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng.
Diện tích sử dụng đất khoảng 38.155,9m2. Quy mô dân số dự án khoảng 3.500 người; tỷ lệ và số lượng các loại nhà ở 1.332 căn hộ chung cư.
Dự án có tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng gồm: Vốn chủ sở hữu 460 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 20% tổng vốn đầu tư; vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động hợp pháp khác 1.840 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 80% tổng vốn đầu tư. Thời gian thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2020.
Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi hoàn tất đầy đủ các thủ tục và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai, nhà ở, xây dựng, bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Tổ chức nghiên cứu, lập, thẩm định và phê duyệt dự án đảm bảo tuân thủ đúng nội dung quyết định chủ trương đầu tư dự án được chấp thuận và các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy định của pháp luật hiện hành…
Xây dựng Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tại 148 Giảng Võ
Theo Quyết định số 4503/QĐ-UBND được UBND TP Hà Nội ban hành đã cho phép Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam chuyển mục đích sử dụng 68.380m2 đất tại 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở.
Khu đất số 148 Giảng Võ trước đây là Triển lãm Giảng Võ nằm tại vị trí đắc địa trên phố Giảng Võ trung tâm thủ đô (Ảnh Hồng Khanh) |
Trong tổng số 68.380m2 đất có 9.630m2 đất nằm trong chỉ giới đường đỏ sau khi xây dựng xong bàn giao chính quyền địa phương quản lý theo quy định. UBND TP yêu cầu Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ triển lãm Việt Nam sử dụng diện tích đất được giao trong phạm vi mốc giới, đúng mục đích và nội dung quy định; thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng.
Ngày 28/6, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký quyết Quyết định số 3434/QĐ - UBND điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ. Theo đó, diện tích đất nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết khoảng hơn 68.000m2 trong đó diện tích đất lập quy hoạch quy hoạch chi tiết khoảng hơn 58.000m2.
Theo Quyết định điều chỉnh nhiệm vụ quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ diện tích đất lập quy hoạch quy hoạch chi tiết khoảng hơn 58.000m2 (Ảnh Hồng Khanh) |
Phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tỷ lệ 1/500 xác định đất cây xanh đơn vị ở >=2m2/người, trong đó đất cây xanh nhóm nhà ở tối thiểu 1m2/người. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sẽ được cụ thể hóa trong giai đoạn nghiên cứu lập đồ án quy hoạch chi tiết, lập đồ án quy hoạch chung xây dựng thủ đô được duyệt và định hướng quy hoạch phân khu đô thị H1-2 đang nghiên cứu.
UBND TP giao Công ty cổ phần Trung tâm hội trợ triển lãm Việt Nam làm đơn vị tổ chức lập quy hoạch. Đơn vị tổ chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm khẩn trương tổ chức lập quy hoạch chi tiết Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở tỷ lệ 1/500 tại số 148 Giảng Võ theo nội dung điều chỉnh nhiệm vụ và quyết định phê duyệt này.
:Khu vực Triển lãm Giảng Võ cũng là một trong hai vị trí duy nhất trong khu nội đô lịch sử được xây dựng quá 39 tầng. Trong đó, Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) (Ảnh Hồng Khanh) |
Sở Quy hoạch kiến trúc là cơ quan thẩm định và trình duyệt. UBND TP Hà Nội chịu trách nhiệm là cơ quan phê duyệt. Thời gian lập dự án không quá 6 tháng theo quy định.
Theo Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử Hà Nội, khu vực Triển lãm Giảng Võ cũng là một trong hai vị trí duy nhất trong khu nội đô lịch sử được xây dựng quá 39 tầng. Trong đó, Khu vực triển lãm Giảng Võ cao tối đa 50 tầng (tương đương 180m) và Khu vực ô đất 29 Liễu Giai cao tối đa 45 tầng (tương đương 162m).
Điều chỉnh, bổ sung dự án Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi
Ngày 8/11, UBND TP Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 6174/QĐ-UBND điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Thanh Xuân.
Theo quyết định, điều chỉnh, bổ sung dự án Khu chức năng đô thị tại số 233, 233B, 235 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân - Vinhomes Smart City, diện tích 11ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2016 quận Thanh Xuân được UBND TP phê duyệt tại Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 và điều chỉnh, bổ sung tại Quyết định số 5135/QĐ-UBND ngày 20/9/2016.
Điều chỉnh chỉ tiêu diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất ở tại đô thị phân bổ trong năm 2016, cụ thể: Đất ở tại đô thị 402,55ha; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 105,03ha.
Các nội dung khác ghi tại Quyết định số 1716/QĐ-UBND ngày 13/4/2016, 5135/QĐ-UBND ngày 20/9/2016 của UBND TP vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Số 233, 233B và 235 đường Nguyễn Trãi trước đây là vị trí Nhà máy xà phòng của Công ty CP Xà Phòng Hà Nội, và nhà máy Thuốc lá Thăng Long. Để có mặt bằng triển khai đầu tư dự án này, Nhà máy Thuốc lá Thăng Long sẽ được chuyển đến Cụm công nghiệp Quốc Oai.
Hồng Khanh
" alt=""/>Hà Nội xây nhiều khách sạn, trung tâm thương mại trên đất ‘siêu vàng’Có nhân vật robot xuyên suốt và các nhân vật lớn lên cùng học sinh
PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống” cho biết, sách của nhóm tác giả này được cấu trúc theo bài học và chủ đề, chứ không cấu trúc theo tiết học như trước đây. Do đó giáo viên có thể linh hoạt khi giảng dạy.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Chủ biên sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Ảnh:Thanh Hùng |
Trong mỗi bài học sẽ có 4 phần.Phần 1 là Khám phá để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới. Ở phần Hoạt động, học sinh được thực hành để nắm kiến thức.Phần thứ 3 được nhóm tác giả tâm đắc là các Trò chơi. Trò chơi được thiết kế để có thể tổ chức cho các em tự chơi một mình, theo cặp hoặc theo nhóm và về nhà có thể chơi với gia đình. Phần thứ 4 là Luyện tập để ôn tập, vận dụng và củng cố lại kiến thức.
Thứ hai, sách xây dựng tuyến nhân vật xuyên suốt, gồm 4 bạn nhỏ: Mai, Nam và Việt là 3 bạn cùng lớp, Mi là em gái của Mai các anh chị 3 tuổi. Có một nhân vật đặc biệt là bạn robot - để tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Robot sẽ tham gia rất nhiều hoạt động từ việc trồng cây, chăn nuôi rồi xây nhà…Trong cuốn sách có nhiều hoạt động mà robot là nhân vật chính, tạo ra được tiếng cười cho trẻ thông qua những hình vẽ minh họa.
Đây là nhóm nhân vật xuyên suốt và lớn lên cùng học sinh cấp tiểu học trong sách giáo khoa Toán lớp 1 “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Ảnh: Thanh Hùng |
Điểm mới thứ ba là hoạt động phong phú và đa dạng. Cuốn sách có 8 trò chơi, trung bình khoảng 3 tuần thì sẽ có 1 trò. Ví dụ trò Bắt gà xuất hiện cuối bài 1 khi dạy xong các số từ 1 đến 10. Trò chơi Đưa ong về tổ bằng tung xúc xắc,…
Thứ tư, sách gắn Toán học với thực tiễn, lồng ghép tích hợp nội dung liên môn như đưa nội dung câu chuyện Rùa và Thỏ, Dế mèn phiêu lưu ký,… qua các câu chuyện ngụ ngôn học được cách xem giờ,…
Sách đặc biệt chú trọng kênh hình minh họa để học sinh dễ tiếp cận.
Sách tăng tích hợp, học sinh có nhiều hợp tác
Còn GS Đinh Thế Lục, Tổng chủ biên bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực” (NXB Giáo dục Việt Nam) cho biết ở SGK mới, việc “học kiến thức” được thực hiện theo cách tích cực, đồng thời vận dụng vào trong thực tế.
GS Đinh Thế Lục, Tổng chủ biên bộ sách “Cùng học để phát triển năng lực”. Ảnh: Thanh Hùng |
Triết lý này được thể hiện ở bộ sách thông qua những điểm mới sau:
Thứ nhất, bộ sách được thiết kế mỗi bài học theo 4 hoạt động cơ bản với trình tự nhất định: Khởi động (giáo viên đưa ra một số vấn đề liên quan đến kiến thức mà học sinh sẽ học); Khám phá (từ một tình huống cụ thể nào đó trong thực tế, học sinh sẽ mô hình hóa rồi rút ra kết luận và kết luận đó chính là kiến thức mà các em được học); Luyện tập; Vận dụng (để học sinh biết kiến thức đó ứng dụng trong thực tế như thế nào).
Như vậy, giáo viên chỉ là người đứng ra đạo diễn, còn người thực hiện chính, trung tâm của hoạt động là các học sinh. “Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động thì các em sẽ nắm được kiến thức rõ ràng hơn, hiểu được vì sao có và vì sao cần kiến thức đó. Chứ không phải mới vào "giáng ngay" 2+2=4 mà mơ hồ không biết ý nghĩa của phép cộng, phép trừ,...”, ông Lục nói.
Điểm mới thứ 2 là sách được kiến tạo rõ ràng, rành mạch từng bước, tránh những kỹ thuật lắt léo.
Điểm mới thứ 3 là hướng cho học sinh việc học hợp tác với nhau. Trong sách thiết kế rất nhiều hoạt động theo nhóm, theo cặp và theo lớp. Học sinh có thêm tương tác với nhau, chứ không chỉ tương tác với giáo viên.
![]() |
Sách Toán “Cùng học để phát triển năng lực” có tính tích hợp cao, bài trong ảnh là một ví dụ. Sách cũng được thiết kế giúp người dùng nhận diện cao từng hoạt động với thiết kế ký hiệu và màu sắc riêng. Cùng đó, nhận diện các môn học thông qua màu đỉnh sách, với sách toán là màu đỏ phía trên. Ảnh: Thanh Hùng |
Điểm mới thứ 4 là tích hợp nhiều hơn. Sách về toán không chỉ thuần túy có toán (tích hợp giữa hình học và đại số, đo lường và số học,...) mà tích hợp nhiều môn học khác. Ví dụ, ở phần vận dụng, có thể yêu cầu các học sinh sưu tầm các loại hoa có cùng số cánh hoa,...
Điểm mới cuối cùng là sách được thiết kế đẹp, bắt mắt; bố trí nhiều và hài hòa giữa kênh hình và chữ. Phân bổ mỗi trang là 1 tiết nên rất thuận tiện cho học sinh học.
“Đối với học sinh nhất là các em ở lứa tuổi nhỏ thì điều quan trọng đầu tiên là nhìn vào cuốn sách phải có sự thích thú. Bởi nếu nhìn vào chỉ toàn những con số chi chít thì sẽ dễ chán.Trong khi điều quan trọng là gây được hứng thú trong học tập”.
Sách cũng được thiết kế với khả năng nhận diện cao từng môn học thông qua màu bìa sách.
Chú trọng vui học toán
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán tiểu học bộ sách giáo khoa “Cánh diều” do NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty CP Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) biên soạn, xuất bản cho hay:
SGK Toán 1 (bộ sách “Cánh Diều”) quán triệt các quan điểm phát triển năng lực và phẩm chất, tinh giản, thiết thực, hiện đại được nhấn mạnh trong Chương trình môn Toán mới. Tổng thời lượng dành cho môn Toán lớp 1 mới là 105 tiết, tức giảm đến 25% so với chương trình hiện hành. Ước lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch kiến thức là: Số và Phép tính khoảng 80%; Hình học và Đo lường khoảng 15%; Hoạt động thực hành và trải nghiệm khoảng 5%.
![]() |
PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Chủ biên môn Toán tiểu học bộ sách giáo khoa “Cánh diều” do NXB ĐH Sư phạm và NXB ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh biên soạn. Ảnh: Thanh Hùng |
Về nội dung, sách vừa kế thừa, vừa đổi mới so với SGK hiện hành (tính kế thừa sẽ giúp giáo viên dễ thực hiện bài dạy hơn). Sách có mục tiêu giúp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản như: Đếm, đọc, viết, so sánh, cộng, trừ các số trong phạm vi 100; Nhận dạng (trực quan) một số hình phẳng và hình khối đơn giản; Thực hành lắp ghép, xếp hình; Thực hành đo độ dài, đọc giờ đúng, xem lịch (lịch tờ hàng ngày); Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của các phép tính cộng, trừ; Thực hành và trải nghiệm ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn đời sống.
Khác với sách hiện hành, sách Toán 1 mới cua nhóm tác giả có cấu trúc nội dung và thiết kế qui trình dạy học phù hợp hơn. Mỗi bài học bao gồm nhiều dạng câu hỏi, bài tập hoặc hoạt động được sắp xếp theo tiến trình từ dễ đến khó, hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh.
Ngoài ra, trong sách có thiết kế dạng bài “Em vui học Toán” nhằm tăng cường hoạt động thực hành và trải nghiệm, bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu gắn lý thuyết với thực hành theo tinh thần xuyên suốt của bộ sách “Cánh Diều” là “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”.
Một điểm mới nữa là sách Toán 1 mới có khổ sách lớn hơn, hình thức trình bày bắt mắt, nhiều màu sắc hơn so với SGK hiện hành vốn chỉ có 3 màu xanh, đen, trắng. Sách mới được trình bày hấp dẫn, khơi gợi trí tò mò, kích thích hứng thú, tạo dựng niềm tin trong học tập môn Toán ở học sinh.
Sách toán có tính nhân văn sâu sắc
Sách môn Toán (bộ sách Chân trời sáng tạo) có mục "hoạt động ở nhà". Sách cũng có phần "đất nước em" giới thiệu các địa danh nổi tiếng như chợ nổi Cái Răng, biển Nha Trang lồng với kiến thức toán học.
Thông tin này được ông Khúc Thành Chính - Chủ biên cho biết tại Ngày hội Toán học mở ở TP.HCM. Sách do nhiều giáo viên của Sở GD-ĐT TP.HCM cùng phối hợp biên soạn còn ông là chủ biên (ông Trần Nam Dũng làm tổng chủ biên).
![]() |
Ông Khúc Thành Chính - Chủ biên sách Toán "Chân trời sáng tạo". Ảnh: Lê Huyền |
Theo ông Chính, ý tưởng trình viết sách trước Sở GD-ĐT TP.HCM và nhà xuất bản của ông hơi khác biệt. Đó là mục tiêu viết sách dạy toán nhưng phải thể hiện tính nhân văn thật sâu sắc.
Tính nhân văn trong sách Toán được thể hiện ở hai chiều hướng.
Chiều thứ nhất khi viết cho học sinh lớp 1, nhóm biên soạn trăn trở hiện có nhiều học sinh sợ toán. Trong khi đó thi học sinh giỏi của Việt Nam từ xưa tới nay ở cấp học này chỉ xoay quanh Toán, Tiếng Việt, Ngoại Ngữ và đây 3 môn chủ đạo. Chính vì vậy, ngay cả trong buổi phát thưởng ở trường học sinh nào đạt giải toán cũng được trầm trồ mà xem nhẹ những giải khác như hội họa, hay giáo dục thể chất.
"Tôi quan niệm mỗi em bé là một bông hoa, có thể giỏi môn này dở môn kia. Thậm chí các bé cũng có thể không giỏi môn nào nhưng đối xử tốt với bạn bè cũng rất đáng trân trọng. Chính vì vậy khi viết sách giáo khoa môn toán, chúng tôi cố gắng làm cho học trò tiếp cận dễ dàng, kể cả những học sinh không có năng khiếu, không giỏi cũng thấy dễ. Chúng tôi cũng không lấy tiêu chuẩn bắt buộc các em phải thuộc bảng cộng, trừ như hiện nay nhiều giáo viên làm mà chỉ khuyến khích".
Chiều hướng thứ hai, theo ông Chính, tính nhân văn được thể hiện qua dạy toán đó là hoạt động ở nhà. Ông Chính cho rằng hiện Bộ GD-ĐT quy định không giao bài tập về nhà cho học sinh tiểu học không thực sự phù hợp, bởi ngay cả giáo dục Phần Lan tiên tiến nhất thế giới vẫn có phần bài tập về nhà.
"Phần bài tập về nhà được quy định vừa phải sẽ tốt. Vì vậy trong sách của chúng tôi có mục "hoạt động ở nhà" nhưng không yêu cầu cần phải rèn rũa nhiều. Mong muốn lớn của chúng tôi là để cha mẹ nhìn vào biết con mình đang học đến đâu, ở chỗ nào. Nếu cha mẹ không biết chữ thì những người thân xung quanh đều có thể hiểu câu chuyện ngày đó em bé học được".
Cũng theo ông Chính, trong sách toán cũng có mục "đất nước em". Lý do khiến ông làm mục này là do trong 1 lần gặp học sinh lớp 6 có mặt mũi sáng sủa, học toán tốt, nhưng khi hỏi em ở đâu thì chỉ nói được tên đường mà không biết khúc nào, cũng không biết trong gia đình cha mẹ làm gì, lớn tuổi chưa.
"Những em bé này tình hình chung hiện giờ là lúc nào cũng bấm, cũng chat, ngồi ăn với cha mẹ cũng không nói chuyện, không trao đổi. Chính vì thế tôi đưa vào sách mục "đất nước em" và giới thiệu chợ nổi Cái Răng, biển Nha trang như thế nào,... tất nhiên có lồng với kiến thức toán học" - ông Chính nói.
Sách toán cũng có bản đồ Việt Nam. Có bài tập yêu cầu học sinh tìm xem Hà Nội chỗ nào hay nhà nằm ở tỉnh nào. "Qua điều này tôi mong muốn học sinh quan tâm hơn đến nơi mình sống, đến môi trường xung quanh, đến đất nước mình"- ông Chính nói.
Thanh Hùng - Lê Huyền
- Ngày 21/11, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ký quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
" alt=""/>Những điểm mới của sách giáo khoa môn toán lớp 1